Hà Giang mùa tam giác mạch rực rỡ sắc hoa, từ cải vàng, cúc cam đến những bông đào, mận sớm nở. Hoàng hôn nhuộm vàng núi non hùng vĩ, dòng Nho Quế xanh biếc, tạo nên khung cảnh đẹp ngỡ ngàng.
Cao nguyên đá Hà Giang đẹp nhất vào mùa này. Bạn đã lên kế hoạch ghé thăm chưa?
Hà Giang đang trong mùa đẹp nhất năm, khi hoa tam giác mạch, cải vàng, cúc cam đua nở rực rỡ trên nền đá xám. Loáng thoáng đâu đó, sắc hồng của đào, trắng tinh khôi của mận báo hiệu mùa xuân về sớm. Hoàng hôn nơi cực Bắc Tổ Quốc nhuộm màu rực rỡ, phản chiếu xuống dòng Nho Quế xanh ngọc bích, đẹp đến nao lòng. Những con đèo quanh co uốn lượn, tiếng gió rít trên đường, mây trắng len qua triền núi, tạo nên khung cảnh hùng vĩ, lãng mạn. Chuyến hành trình khám phá Hà Giang không chỉ đưa bạn đến những địa điểm du lịch nổi tiếng, mà còn ẩn chứa vô số tọa độ đẹp, trải nghiệm thú vị, khơi dậy bao nhớ thương sau bao ngày xa cách.
Hà Giang nổi tiếng với những con đèo quanh co, một đặc sản thu hút du khách ưa mạo hiểm.
Tháng chạp, Phố Cáo ngập sắc trắng.
Ban đầu định đến thảo nguyên Suôi Thầu, nhưng do tìm đường nhầm, chúng tôi lạc đến Suối Thầu ở Phố Cáo, Đồng Văn. Dù đi lạc, nhưng chuyến đi lại mang đến những trải nghiệm đáng nhớ hơn.
Con đường đất đá gồ ghề như một thử thách, xóc nảy hết đường này đến đường khác, nhưng bù lại, khung cảnh thiên nhiên hoang sơ, bình yên khiến mọi nỗ lực đều trở nên đáng giá. Dọc hai bên đường, những cậu bé thong dong đi bộ, người phụ nữ bé nhỏ chở đầy xe cỏ, những ngôi nhà nép mình trên cao nguyên đá… tất cả đều toát lên vẻ thanh bình, giản dị. Càng đi sâu, khung cảnh càng hoang sơ, những dãy núi trùng trùng điệp điệp khiến con người cảm thấy mình thật bé nhỏ giữa thiên nhiên rộng lớn. Đường vào Suối Thầu điểm xuyết bởi những cánh đồng hoa tam giác mạch rực rỡ, như những tấm thảm hồng được thiên nhiên khéo léo dệt nên, tô điểm thêm vẻ đẹp cho khung cảnh hùng vĩ nơi đây.
Đường vào Suối Thầu
Khung cảnh bình yên
Vườn hoa tam giác mạch nở rộ, tô điểm sắc tím cho triền đồi.
Cánh đồng hoa tam giác mạch
Từ trên cao, thung lũng Phố Cáo hiện ra như một bức tranh với bầu trời, đất và hoa. Xa xa, những ngôi nhà trình tường đặc trưng của người Mông nhuốm màu vàng đất, mái ngói âm dương phủ bóng, tường đá bao quanh. Chúng tôi chọn một bãi đất trống để ngồi pha cà phê, ngắm cảnh. Đồ nghề đơn sơ: ấm moka, cà phê, cốc, thìa và chiếc bếp đá tự chế. Cốc cà phê hôm đó, giữa thiên nhiên hoang sơ, ngon hơn bao giờ hết.
Chiếc bếp đá tự chế
Uống cà phê view Phố Cáo
Đi lạc, chúng mình tình cờ khám phá Suối Thầu hoang sơ, một nét đẹp ẩn mình trong Phố Cáo. Nơi đây không chỉ có chợ phiên nhộn nhịp, xôi ngũ sắc rực rỡ, nhà trình tường độc đáo mà còn có khung cảnh thiên nhiên thơ mộng, khiến chúng mình bất ngờ và say đắm.
2. “Săn” hoàng hôn ở Đồn Cao
Từ thị trấn Đồng Văn, bạn tìm kiếm “Đồn Cao, tổ 4” trên Google Maps. Đến nơi, bạn gửi xe máy bên dưới và đi bộ khoảng 10 phút để lên đỉnh Đồn Cao. Đây là một trong những trải nghiệm không thể bỏ qua khi đến Hà Giang: ngắm hoàng hôn trên đỉnh núi cao giữa Đồng Văn. Đồn Cao, còn được gọi là Đồn Chang Poung, từng là lô cốt và chòi canh của người Pháp. Xưa kia, thực dân xây dựng đồn bằng đá trên cao. Ngày nay, nơi đây là điểm lý tưởng để săn bình minh, hoàng hôn và ngắm toàn cảnh thị trấn từ trên cao.
Đi bộ lên Đồn Cao
Mặt trời sắp lặn sau rặng núi
Khung cảnh đẹp nao lòng
Thuyền lướt dòng Nho Quế
Bến thuyền hẻm Tu Sản, đường đèo khó đi, bạn nhớ vững tay lái nhé!
Vé thuyền & trung chuyển: 120.000 VNĐ/người.
Khám phá Hà Giang, đừng bỏ lỡ trải nghiệm du ngoạn trên sông Nho Quế, chiêm ngưỡng vẻ đẹp hùng vĩ của hẻm Tu Sản – hẻm vực sâu nhất Đông Nam Á.
Nho Quế, dòng sông bắt nguồn từ núi Nghiễm Sơn, Vân Nam, Trung Quốc, chảy về Hà Giang, Cao Bằng,… như một dải lụa xanh ngọc bích vắt mình qua núi rừng Đông Bắc hùng vĩ. Từ trên đèo Mã Pí Lèng, bạn sẽ thấy nó lúc ẩn lúc hiện, đầy bí ẩn. Khi xuống gần hơn, bạn sẽ bắt gặp một Nho Quế hiền hòa giữa màu xanh của cây cối và phiến đá tai mèo. Trước kia, bạn chỉ có thể ngắm sông Nho Quế từ trên cao, nhưng nay đã có dịch vụ đi thuyền, chèo sup, cho phép bạn khám phá vẻ đẹp của nó một cách trọn vẹn. Đặc biệt, bạn có thể ngồi thuyền ngắm Tu Sản – đệ nhất hùng quan, một hẻm vực sâu và hẹp trên dòng Nho Quế huyền thoại.
Hẻm Tu Sản sâu nhất Đông Nam Á
Xanh biếc của nước quyện vào xanh mướt của lá cây.
Thuyền dừng cho du khách chụp ảnh
Đi thuyền trên sông Nho Quế
Khám phá làng dệt Lùng Tám
Nằm ẩn mình dưới chân núi đôi Cô Tiên, làng dệt lanh Lùng Tám ở huyện Quản Bạ, Hà Giang, là minh chứng cho nét đẹp văn hóa truyền thống của người Mông. Cách thành phố Hà Giang khoảng 50km, ngôi làng nhỏ bé này mang trong mình câu chuyện dệt lanh đã có từ lâu đời, được truyền từ đời này sang đời khác. Nghề dệt không chỉ mang lại thu nhập mà còn gìn giữ những giá trị văn hóa đặc sắc của dân tộc. Ghé thăm hợp tác xã Lùng Tám, du khách sẽ được chứng kiến quy trình dệt lanh truyền thống: từ khâu thu hoạch, ngâm nước, tuốt sợi, tước vỏ, hấp, nhuộm màu đến dệt. Nguyên liệu chính là vỏ cây lanh, được người dân tỉ mỉ xử lý bằng phương pháp thủ công. Trong đó, dệt là công đoạn khó nhất, đòi hỏi kỹ thuật cao và sự khéo léo của người thợ. Từ bàn tay khéo léo, những người phụ nữ Mông đã tạo ra những sản phẩm thổ cẩm độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc.
Cổng vào khu tham quan dệt lanh
Người phụ nữ bên khung dệt
Công đoạn tuốt sợi
5. Ăn phở Tráng Kìm
Phở là món ăn phổ biến khắp Việt Nam, nhưng ở mỗi vùng miền, phở lại mang một nét riêng độc đáo. Tại Hà Giang, phở Tráng Kìm thu hút thực khách bởi cách chế biến truyền thống và hương vị đặc trưng. Sợi phở được làm hoàn toàn thủ công, từ việc xay bột gạo bằng tay đến tráng và phơi trên cây nứa. Nước dùng thơm nức mũi với vị cay nồng của thảo quả, quế, gừng, hồi, kết hợp hài hòa với thịt gà đồi giòn ngọt. Vị dai, thơm của sợi phở cùng nước dùng đậm đà, khiến phở Tráng Kìm trở thành món ăn không thể bỏ qua khi du lịch Quản Bạ.
Phở được phơi trên cây nứa
Bát phở gà hấp dẫn
Bạn có hẹn Hà Giang mùa này?